Hấp lực từ tín dụng 'Xanh'

Chuyện 24h Thứ 6, 01/03/2019 21:36:52 PM N.A.B

Ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận được dòng vốn giá rẻ từ nhà băng, với đặc điểm chung của hồ sơ vay vốn là đóng dấu “màu xanh”.

Tín hiệu tốt

Có một bất ngờ trong các con số tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018, đó là lĩnh vực “xanh” lại dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng lên đến 30%, cao hơn các lĩnh vực ưu tiên khác như nông nghiệp nông thôn (15,5%), doanh nghiệp SME (13,5%), hay xuất khẩu (3,5%). Dư nợ cho vay các dự án xanh tính cuối quý III/2018 ước lên đến hơn 235.717 tỉ đồng. Điều này cho thấy, dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các dự án “xanh” ngày càng nhiều hơn.

Về cơ bản, những khoản vay được đánh giá là “xanh” là những dự án có liên quan đến yếu tố môi trường, như biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên hiệu quả hay tiết kiệm năng lượng.

Với chương trình tín dụng xanh, các ngân hàng hướng đến việc cho vay mua những sản phẩm tiêu dùng như các dòng xe Sedan hay máy lạnh sử dụng công nghệ Inverter thân thiện với môi trường.


Trên thực tế, cơ quan quản lý khuyến khích các tổ chức tín dụng hướng “xanh” nhiều hơn. Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án “Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam”. Con số được nêu rõ: đến năm 2025, sẽ có 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn “xanh”.

Bản thân các tổ chức tín dụng cũng chú trọng đến yếu tố “xanh” nhiều hơn trong hoạt động cấp tín dụng. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện có khoảng 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, 17 tổ chức tín dụng đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ.

Thậm chí một số ngân hàng gắn tính “xanh” vào các chiến lược marketing và định hướng phát triển hạn của mình.

Trên thực tế, chủ trương “xanh” đã được Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ năm 2015. Theo đó, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, chú trọng đến bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng xanh từ trước đến nay còn gặp nhiều khó khăn. Các điểm nghẽn có thể nhắc đến như ngân hàng chưa cân đối được dòng vốn, vì đa phần các dự án đều cần vốn lớn, thời gian hoàn vốn rất lâu. Thêm nữa, văn bản hướng dẫn cụ thể hay cơ chế khuyến khích chưa có, nên cả bên đi vay lẫn cho vay đều chưa mặn mà.

Dù vậy, trong khoảng 1 năm trở lại đây, tín dụng xanh đã có nhiều điểm chuyển biến đáng kể, khi ngày càng nhiều hơn các ngân hàng tham gia, tiếp cận được dòng vốn giá rẻ từ các định chế tài chính quốc tế, góp phần hấp dẫn thêm các dự án xanh.

Thêm hấp lực

Điểm hấp dẫn nhất của các chương trình tín dụng xanh là lãi suất thấp và thường là cố định trong suốt thời gian vay. Mới đây nhất là thương vụ bắt tay của Nam A Bank và cùng Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF), để triển khai chương trình “tín dụng xanh”, cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân với các dự án được đánh giá là “xanh”. Theo đó, lãi suất cho vay doanh nghiệp và cá nhân mà Nam A Bank giới thiệu lần này là khoảng 7%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 7,5% đối với khoản vay trung dài hạn.

Với chương trình tín dụng xanh, Nam A Bank giải ngân với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 7,5% đối với khoản vay trung dài hạn.


Tuy nhiên, không chỉ có lãi suất hấp dẫn, điều kiện vay vốn với tín dụng xanh được mở rộng thêm nhiều hơn so với cách hiểu trước kia, theo hướng đa lĩnh vực, đa đối tượng hơn.

Khái niệm “xanh” trước kia thường được hiểu là các dự án liên quan đến môi trường, liên quan nhiều đến việc tài trợ các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Các dự án này thường có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu, nên ít tổ chức tín dụng mặn mà.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, các dự án xanh được hiểu theo nghĩa rộng hơn rất nhiều. Các dự án có quy mô nhỏ ngày nay cũng có thể tiếp cận dòng vốn giá rẻ dễ dàng hơn. Với doanh nghiệp, các dự án xanh có thể là các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, các khoản vay mua thiết bị tiết kiệm năng lượng, các tòa nhà sử dụng hiệu quả tài nguyên so với truyền thống cũng có thể được xem xét tài trợ vốn giá rẻ. 

Trong khi đó, khách hàng cá nhân có thể yêu cầu cấp tín dụng khi mua ô tô điện, ô tô dòng sedan có mức tiêu thụ nhiêu liệu dưới 5,44 lít/100km; mua thiết bị, gia đình có nhãn năng lượng từ 3 sao trở lên, đây là là các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần tiết kiệm năng lượng. Lãi suất cũng sẽ hấp dẫn hơn với những khách hàng mua, hay xây nhà dùng năng lượng xanh, sạch.

Tất nhiên, không phải cứ có yếu tố “xanh” là sẽ được duyệt tài trợ, các nhà băng cũng có những tiêu chí nhất định. Đại diện Nam A Bank cho biết, những người đi vay vốn cũng phải thỏa một số tiêu chí nhất định, chẳng hạn như có lịch sử tín dụng tốt, kinh doanh có lợi nhuận, có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ xanh tối thiểu 1 năm.

Nhìn chung, cơ hội mang lại dòng vốn giá rẻ cũng đi kèm với thách thức. Không chỉ chứng minh yếu tố xanh trong dự án, người đi vay còn phải cho thấy được khả năng quản trị và kinh nghiệm của mình. Điều này cũng đặt ra thách thức chung đối với doanh nghiệp là phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị tốt doanh nghiệp.

Các ngân hàng đang dành sẵn nguồn lực, sẵn sàng móc “hầu bao” khi gặp được đối tượng phù hợp. Nguồn lực này đến ngày càng nhiều hơn từ các định chế tài chính quốc tế, sẵn lòng tài trợ cho các ngân hàng phù hợp với mục tiêu chung là tiếp sức cho nền kinh tế trở nên “xanh” hơn.

Có thể nói tài trợ vốn “xanh” đang trở thành xu hướng, đặc biệt quan trọng khi vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn đang ngày càng được coi trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù ý tưởng ban đầu là nguồn vốn ưu đãi tài trợ cho các dự án, nhưng ý nghĩa “xanh” sẽ lan rộng hơn, mang lại những sản phẩm thân thiện với môi trường, xã hội, hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng “xanh” mà Chính phủ nào cũng muốn hướng đến.

Ý kiến bạn đọc