Khi hộ chiếu Mỹ không còn là đặc quyền

Khám phá Thứ 4, 15/07/2020 23:30:24 PM Theo Vnexpress, New York Times

Hộ chiếu Mỹ được coi là biểu tượng của quyền lực. Nhưng ngày nay, hào quang quanh nó đang mờ dần.

Từ lâu, hộ chiếu Mỹ được coi như tấm vé vàng cho việc đi du lịch mà không cần xin visa. Đầu năm 2020, theo công bố của Henley & Partner, công ty tư vấn cư trú và quyền công dân toàn cầu, hộ chiếu Mỹ đứng thứ 8 trên thế giới. Công dân của nước này được phép nhập cảnh mà không cần xin visa, hoặc xin trực tiếp tại nơi nhập cảnh ở 184 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Mexico kiểm tra nhiệt độ đối với những người ngồi trên các phương tiện giao thông đến từ Mỹ vào ngày 12/7. Ảnh: Luis Torres/EPA.

Mexico kiểm tra nhiệt độ đối với những người ngồi trên các phương tiện giao thông đến từ Mỹ vào ngày 12/7. Ảnh: Luis Torres/EPA.

Nhưng hiện tại, người Mỹ đang dần phải quen với việc hộ chiếu của họ không còn đặc quyền như trước. Vào giữa tháng 7, 5 du khách Mỹ trên đường đến Sardinia đã bị từ chối khi máy bay riêng của họ hạ cánh trên hòn đảo nằm trên biển Địa Trung Hải. Ở Canada, hai người Mỹ bị phạt vì phớt lờ quy định hạn chế nhập cảnh. Tại Mexico, một nước láng giềng khác, thống đốc các bang đang yêu cầu chính phủ đưa ra những hạn chế chặt chẽ hơn đối với khách du lịch đến từ xứ cờ hoa này, như một biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Trên thế giới, sự hạn chế đi lại trong dịch bệnh ở mỗi quốc gia khác nhau. Nhưng phần lớn thế giới hiện đang chung một quan điểm: du khách đến từ Mỹ không được chào đón. Nhiều quốc gia đã thắt chặt đi lại với du khách Mỹ. EU cấm công dân Mỹ nhập cảnh, ngoại trừ Croatia. Động thái này xuất phát từ việc Covid-19 vẫn còn tiến triển phức tạp và nhiều ca nhiễm mới tăng cao ở quốc gia này. Có thể nói, vầng hào quang quanh thứ giấy tờ tùy thân này đang dần mờ đi.

Hộ chiếu Mỹ luôn nằm trong top quyền lực nhất thế giới, tính đến thời điểm trước đại dịch. Ảnh: TripSavvy.

Hộ chiếu Mỹ luôn nằm trong top quyền lực nhất thế giới, tính đến thời điểm trước đại dịch. Ảnh: TripSavvy.

Dimitry Kochenov, giáo sư luật của đại học Groningen, Hà Lan cho biết quyền công dân là một trong những yếu tố chính gây nên sự bất bình đẳng toàn cầu ngày nay. Và hộ chiếu Mỹ luôn là biểu tượng cho đặc quyền cao nhất. Người sở hữu cuốn hộ chiếu này cũng khiến nhiều người khác phải ghen tỵ, ngưỡng mộ. Và trong đại dịch, ranh giới giữa những cuốn hộ chiếu mạnh - yếu nhất được kéo gần lại hơn. Kochenov cũng chỉ ra hộ chiếu Mỹ thường cho phép công dân dễ dàng nhập cảnh ở một vùng đất mà không cần xin thị thực. Trong khi đó, hộ chiếu trong liên minh châu Âu lại vượt trội hơn về chất lượng, vì những người mang hộ chiếu này có quyền tự do đi lại, tái định cư ở bất kỳ đâu trong khối.

Robin Niblett, giám đốc của một tổ chức nghiên cứu về các vấn đề quốc tế có trụ sở tại London, Anh cho biết việc một trong những quốc gia tiên tiến nhất thế giới bị đưa vào tình trạng không ai chào đón này thực sự gây sốc.

Chính những người Mỹ cũng bị sốc, ngạc nhiên trước sự thay đổi này trong đại dịch. Vincent Rajkumar, giáo sư y khoa ở Minnesota, cho biết trong chuyến đi đến Australia hồi tháng 1, ông bị hỏi rất nhiều về việc có từng đến Trung Quốc không. "Tôi từng nhớ mình đã rất vui khi có hộ chiếu Mỹ và tin rằng mình sẽ không bao giờ bị thẩm vấn bởi hải quan ở một nước nào đó khi ghé thăm. Nhưng trong hai tháng qua, điều này đang xảy ra. Nó khiến tôi kinh ngạc".

ShaDonna Jackson, nhiếp ảnh gia đến từ Maryland, đã bắt đầu nghiên cứu việc mang hai quốc tịch. Cô cho biết động thái này một phần xuất phát từ việc người Mỹ đang chịu nhiều hạn chế nhập cảnh từ khắp thế giới trong đại dịch. Cô cũng cảm nhận tình hình dịch bệnh ở Mỹ khiến người dân ở các quốc gia khác e ngại như thế nào.

Bên cạnh đó, việc ít nơi chấp nhận du khách Mỹ nhập cảnh cũng đến từ một nguyên nhân khách quan. Đó là quy tắc có đi - có lại. Hồi tháng 3, chính quyền của tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm đối với du khách đến từ châu Âu. Điều này cho phép các chính phủ khác cũng làm điều tương tự với Mỹ. Ảnh: New York Post.

Bên cạnh đó, việc ít nơi chấp nhận du khách Mỹ nhập cảnh cũng đến từ một nguyên nhân khách quan. Đó là quy tắc "có đi - có lại". Hồi tháng 3, chính quyền của tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm đối với du khách đến từ châu Âu. Điều này cho phép các chính phủ khác cũng làm điều tương tự với Mỹ. Ảnh: Doug Mills/New York Times

Tuy nhiên, các hạn chế mà hộ chiếu Mỹ đang phải "chịu đựng" sẽ chỉ là tạm thời. Khi đại dịch qua đi hoặc được kiểm soát, các chuyên gia tin rằng cuốn hộ chiếu này lại tỏa sáng một lần nữa trên đấu trường bảng xếp hạng các cuốn hộ chiếu quyền lực nhất.

Ý kiến bạn đọc