Chuyện 24h Thứ 4, 15/05/2019 19:28:04 PM Ngô Huệ
Thương hiệu Đôi Dép không chỉ gây bất ngờ bởi sự khơi nguồn cảm hứngtừ thi ca, qua một bài thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Trung Kiên, mà còn hàm chứa những giá trị nhân văn bởi triết lý: “Không thể thiếu nhau” mangđậm triết lí Phật giáo: Ta cũng là tha nhân và ngược lại. Hay nói cách khác, đó là liên hệvi tế của tâm hồn trong sự tương tác, tương hòa trong quan hệ xã hội nói chung và thương trường nói riêng.
Chạy xe chầm chậm dọc con đường Trần Phú (thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) sau khi gặp khách hàng, tôi thẩn thơ ngắm nhìn xung quanh, hít thở không khí trong lành của xứ cao nguyên.
Ánh mắt tôi dừng lại ở biển hiệu ven đường giới thiệu một quán cà phê có cái tên khá lạ: Đôi Dép. Sự tò mò ấy càng được kích thích mạnh hơn bằng dòng chữ phía dưới: Không thể thiếu nhau.
Lần theo chỉ dẫn, chạy xe đến địa chỉ quán cà phê, tôi thực sự ngỡ ngàng khi bắt gặp không gian rất rộng của cây cối, hoa lá. Tôi có cảm giác đang lạc vào một khu nghỉ dưỡng nào đó.
May mắn đã đến với tôi khi có cơ hội được trò chuyện với ông chủ của Đôi Dép - Do Difference (thương hiệu của công ty cổ phần Sandals). Cuộc đàm đạo tâm giao với chủ nhân khiến tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
NGUỒN CẢM HỨNG TỪ MỘT BÀI THƠ
“Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng biến thành thơ”
(Đôi dép - Nguyễn Trung Kiên)
Những dòng thơ trữ tình mở đầu của bài thơ “Đôi Dép” nổi tiếng đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nhưng lấy cảm hứng từ một bài bài thơ, tạo dựng thành một thương hiệu tên tuổi. Thì có lẽ đây là trường hợp hi hữu và độc đáo, vô tiền khoáng hậu.
Là một doanh nhân đang kinh doanh tài chính có tiếng tăm trong giới ngân hàng, ông chủ chuỗi quán cà phê Đôi Dép quyết định trải nghiệm một đam mê mới trong lĩnh vực kinh doanh cà phê. Ông mong muốn làm điều gì đó khác biệt, không hề liên quan với chuyên môn của mình.
Ông muốn chia sẻ mối quan hệ tình cảm giữa con người và con người, xây dựng một địa chỉ để tìm về, đểt nối tiếng tri âm của những tri kỉ. Một cõi về hết sức thú vị, độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho bất kì ai khi đặt chân đến nơi đây.
Năm 2008, nhãn hiệu cà phê Đôi Dép được đăng ký, nhưng mãi đến năm 2014, ý tưởng lãng mạn này mới trở thành hiện thực, với triết lý: Không thể thiếu nhau.
Đến với chuỗi cà phê sân vườn Đôi Dép, ai cũng có thế nhận thấy bàn ghế được bố trí sát cạnh những luống hoa, cây cảnh, hồ cá, thác nước để khách hàng có thể thư giãn, vừa hít thở không khí trong lành từ cây cối, lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, ngắm nhìn những đàn cá thư thái bơi lội. Khách có dịp cảm nhận những làn gió vỗ về, vừa có thể nhâm nhi các món đồ uống mang hương vị tự nhiên.
Với diện tích lên tới 4.000 mét vuông, bước chân vào đây, bất kỳ ai cũng ngỡ như đang lạc vào một khu nghỉ dưỡng bởi cảnh sắc khác lạ, độc đáo và không gian rộng rãi hơn bất kỳ địa điểm bán cà phê nào, có diện tích trên 4.000 mét vuông.
Ông chủ của Đôi Dép luôn canh cánh nghĩ về việc người Việt đang bỏ rất nhiều tiền mua nước uống của nước ngoài để rồi tiền chuyển về nước khác trong khi Việt Nam cũng sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nước khoáng dồi dào.
Chính ý nghĩ ấy đã thôi thúc ông thúc đẩy chuỗi sản phẩm lên đến gần 60 cửa hàng như hiện nay, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
SỰ LỆ THUỘC- MỘT GẮN KẾT NHÂN VĂN
Triết lí “Không thể thiếu nhau” đồng qui chính là những sẻ chia, lan tỏa tình yêu thương của con người với nhau thông qua hình ảnh hết sực dung dị, đời thường mà bất kì ai cũng có thể thấu cảm.
“Hai chiếc dép gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia”
Hình ảnh “đôi dép” trong thơ Nguyễn Trung Kiên là biểu tượng của tình yêu đôi lứa như một sự gắn kết thủy chung. Nhưng trong tư duy của một doanh nhân, đó lại là triết lý căn cốt của doanh nghiệp. Đó là thông điệp: Sự tồn tại của một chủ thể này luôn luôn cộng sinh cùng với chủ thể khác, không thể tồn tại đơn lập, đơn lẻ.
Một đôi dép có giá tới hàng trăm USD, nếu mất một chiếc sẽ trở nên vô nghĩa, không còn giá trị sử dụng.
“Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu”
Chính triết lý đặc biệt này đã tạo ra lối kinh doanh độc đáo. Các sản khi bán ra các sản phẩm được bán trong chuỗi Đôi Dép được bán theo cặp chứ không bán lẻ. Khách mua 1 sẽ được thêm 1 và nếu có 3 sẽ được 4 với mức giá niêm yết cho các sản phẩm đôi chỉ cao hơn chút ít so với mua lẻ.
Điều này không chỉ khuyến khích người dùng mua nhiều lên mà còn mang đậm ý nghĩa nhân văn: khi mua sắm bất cứ thứ gì cũng sẽ nghĩ đến người khác.
Trong không gian của cà phê Đôi Dép và cả Sandals Hotel, Đôi Dép Tea Shop, Tea Resort sau này, mọi thứ đều được trang trí, bày biện theo số chẵn, ví dụ như ghế đôi, bình hoa đôi hay bức tranh hai người.
Ngay cả những người phục vụ cà phê, trà cũng làm việc theo cặp, một người bê và một người mời khách. Tại một số điểm kinh doanh đặc biệt, hai nhân viên phục vụ sẽ gồm một người Việt và một người nước ngoài.
Nói đến hệ sinh thái đang xây dựng và phát triển, ông chủ của thương hiệu này cho biết: “Yếu tố con người đã tạo ra những sản phẩm tốt nhất, mang chất lượng quốc tế cho thương hiệu Đôi Dép”. Được biết, nhân sự của Đôi Dép hiện có tới 50% đến từ nước ngoài, chủ yếu là các nước như Nga, Ukraine, Pháp… Cũng theo ông, các sản phẩm của công ty hiện nay đều là loại sản phẩm cao cấp phục vụ người Việt và xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Mỹ.
Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, hệ sinh thái Đôi Dép hoàn thiện dần và bất cứ thương hiệu mới nào cũng được nhận diện bởi hình ảnh hai chữ D cách điệu lồng vào nhau cùng dòng chữ “Không thể thiếu nhau” bên dưới. Bốn thương hiệu gồm Đôi Dép, Sandals Hotel, Tea Shop và Tea Resort là tâm huyết, đam mê, mang những sứ mệnh khác nhau của doanh nghiệp.
Các sản phẩm trong trong hệ sinh thái “Không thể thiếu nhau” dung chứa khát vọng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho những giá trị thuần Việt. Với nỗ lực, tâm huyết của chủ nhân, nơi đây sẽ là một điểm đến, một địa chỉ du lịch đặc sắc tại thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng) trong tương lai. Những sản vật như trà, cà phê… cùng với hàng loạt sản phẩm độc đáo, tinh tế của Đôi dép đã và đang từng ngày hấp dẫn, chinh phục du khách bốn phương tìm về để trải nghiệm, thưởng thức phong vị độc đáo và tinh tế của miền đất này.
Bài thơ “Đôi dép” được tác giả Nguyễn Trung Kiên sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi. Trong một buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận về hình ảnh đôi dép, cái nào sẽ mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nguyễn Trung Kiên bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Tác giả mượn hình tượng đôi dép đặt trong mối liên hệ của tình yêu.
Bài thơ được in lần đầu ở tờ tạp chí Thế Giới Mới số 266 ngày 15.12.1997
Tin cùng mục Chuyện 24h
Tin mới nhất