6 cách bảo vệ sức khỏe trẻ khi thời tiết giao mùa

Gia đình Thứ 4, 20/05/2020 23:27:21 PM A.D

Hot mom Nam Thương cho con ngủ đủ giấc, bồi bổ trái cây, khi bé sốt sẽ dùng paracetamol hạ sốt để tránh suy giảm hệ miễn dịch.

Covid-19 chưa qua, nhiều dịch bệnh khác đã theo thời tiết giao mùa kéo đến. Mùa này, thời tiết thay đổi dễ dẫn đến các bệnh như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng... có nguy cơ biến chứng và tử vong cao. Nam Thương nhớ tầm này năm ngoái "dịch chồng dịch", vợ chồng phải thay nhau xoay xở chăm bé Đậu hết sốt virus rồi lại đến tay chân miệng. Mới đây, bé ốm sốt khiến bà mẹ 9x lại lo lắng đến mất ngủ. Song nhờ thăm khám bác sĩ, trang bị kinh nghiệm hay tích lũy từ mùa dịch Covid-19 nên hot mom áp dụng cho bé. 

Nam Thương chủ động tìm kiến thức để hạ sốt đúng cách cho bé. 

Nam Thương chủ động tìm kiến thức để hạ sốt đúng cách cho bé. 

Hạ sốt tránh làm suy giảm miễn dịch: Sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch bắt đầu đánh trả lại tác nhân gây bệnh. Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng (Bệnh viện Nhi đồng 2) khuyên, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, nên hạ sốt bằng paracetamol, các thuốc hạ sốt khác có thể làm suy giảm đáp ứng miễn dịch ở trẻ nhiễm Covid-19 hoặc chống chỉ định cho trẻ sốt xuất huyết. Liều dùng paracetamol đúng là 10-15mg/kg/lần uống, nên sử dụng các loại paracetamol có mùi cam, vị ngọt dễ uống với các bé hay nôn trớ.

Mẹo ăn ngon, đủ chất tăng sức đề kháng: Nam Thương nhận thấy rằng việc nâng cao sức đề kháng quan trọng để phòng các loại dịch bệnh, không chỉ riêng gì Covid-19. Trẻ nhỏ sức đề kháng chưa hoàn thiện, khi ốm sốt sẽ không muốn ăn. Để bảo vệ sức khỏe bé trong thời tiết giao mùa, Nam Thương nghe tư vấn bác sĩ, tích cực bồi bổ kịp thời cho con bằng các món giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu như cháo ức gà, soup bí đỏ, gà hầm, phở bò băm, sữa ngũ cốc... Hot mom không ép ăn, mà chia nhiều bữa với lượng nhỏ tăng dần. 

Nam Thương hạ sốt cho con bằng paracetamol. 

Nam Thương hạ sốt cho con bằng paracetamol. 

Chiêu giúp trẻ ăn nhiều trái cây để tăng miễn dịch: Đọc cuốn sách gối đầu giường "Dinh dưỡng gia đình", Nam Thương phát hiện cà rốt, cam, táo... giúp tăng miễn dịch bằng cách tăng sinh tế bào bạch cầu, chống nhiễm trùng. Để con hào hứng ăn trái cây lúc ốm mệt, bà mẹ luôn gắng đổi cách chế biến như làm sinh tố, nước ép, salad, đúc kem không lạnh... và bày trò thi ăn khiến bé thích thú.

Bí kíp dạy trẻ ốm mệt vẫn chăm rửa tay: Rửa tay không làm tăng sức đề kháng nhưng là cách để bảo vệ hệ miễn dịch của bé, tránh bệnh chồng bệnh. Đậu ốm hay nhõng nhẽo làm biếng, bí kíp của Nam Thương là luôn rửa tay làm gương cùng con, mở nước ấm, cho phép con nghịch bọt xà bông. Nhờ dịch Covid-19 mà Đậu đã xây được thói quen rửa tay mỗi ngày, ngay cả khi hết dịch vẫn tiếp tục rửa tay trước ăn, sau chơi để phòng ngừa các loại bệnh truyền nhiễm khác mùa này.

Hot mom chú ý bồi bổ dinh dưỡng cho bé. 

Hot mom chú ý bồi bổ dinh dưỡng cho bé. 

Lưu ý vận động nhẹ nhàng vừa sức trẻ: Vận động mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ như thúc đẩy tim mạch, tăng chức năng phổi, bài tiết độc tố và đặc biệt là tăng sức đề kháng chống đỡ mọi loại bệnh tật... Đậu ốm vẫn vận động nhẹ nhàng bằng cách ngồi chơi lego, tập yoga, lắc hông, chạy nhảy trong nhà với mẹ... Nam Thương lưu ý, nếu trẻ đổ mồ hôi phải lau ngay để tránh ngấm lạnh vào lưng và nghỉ ngơi khi trẻ than mệt.

Mẹ trẻ cùng con thực hành rửa tay bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh. 

Mẹ trẻ cùng con thực hành rửa tay bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh. 

Cách giúp trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Nhu cầu ngủ ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn, cứ một giờ hoạt động phải bù lại bằng 2h ngủ. Đậu dưới 5 tuổi thì cần ngủ 10-12 giờ mỗi ngày, ngủ nhiều hơn khi ốm. Nam Thương thường dọn phòng thoáng mát, đóng rèm, đọc truyện, nằm cạnh vỗ về... để con ngủ ngon sâu giấc và nhanh khỏi ốm.

Ý kiến bạn đọc