7 cách bảo vệ bản thân trên mạng

Gia đình Thứ 7, 09/10/2021 22:40:58 PM Theo Ngôi sao, Bright Side

Sử dụng ảnh đại diện khác nhau cho các tài khoản mạng xã hội, tránh dùng wifi công cộng, không gắn địa điểm... là cách bạn bảo vệ chính mình.

Sử dụng ảnh đại diện khác nhau cho nhiều tài khoản mạng xã hội

Ảnh: Maxpixel

Ảnh: Maxpixel

Ảnh đại diện thể hiện bạn là ai và được hiển thị công khai trên các trang mạng xã hội. Nếu ai đó thực hiện tìm kiếm hình ảnh và phát hiện ra nhiều tài khoản khác nhau có cùng ảnh đại diện, họ sẽ dễ dàng liên kết, tìm kiếm dữ liệu từ nhiều nơi khác nhau để biết thêm về cuộc sống cá nhân của bạn.

Sử dụng hình ảnh khác nhau cho các tài khoản mạng xã hội sẽ đảm bảo quyền riêng tư. Ngoài ra, thu nhỏ các bức ảnh sẽ tránh tiết lộ thông tin cá nhân.

Các câu đố là một cái bẫy

Ảnh: Depositphotos

Ảnh: Depositphotos

Các câu đố vui thường được cho là cách tốt để đoán biết tính cách của bạn. Tuy nhiên, chúng không nhằm mục đích đánh đố mà là trò lừa để đánh cắp thông tin cá nhân. Các tin tặc dựa vào sự thiếu hiểu biết, bất cẩn của nạn nhân để lấy được dữ liệu cá nhân gồm email, mật khẩu tài khoản mạng xã hội, số thẻ tín dụng.

Tránh sử dụng wifi công cộng

Ảnh: Depositphotos

Ảnh: Depositphotos

Kết nối wifi công cộng thường không an toàn, chỉ cần vài thủ thuật, người khác có thể truy cập thiết bị của bạn để đánh cắp thông tin hoặc theo dõi. Khi bắt buộc phải sử dụng wifi công cộng, tốt nhất không truy cập vào các ứng dụng tài chính.

Gắn thẻ (tag) địa điểm

7 cách bảo vệ bản thân trên mạng - 3
 

Khi đăng ảnh, tạo tweet hoặc chia sẻ trạng thái trên mạng xã hội, nhiều người thường gắn thêm địa điểm. Làm như vậy sẽ khiến những kẻ có âm mưu xấu dễ theo dõi bạn hơn. Vì vậy, cần tránh gắn thẻ địa điểm.

Cửa sổ tự động mở (pop-up), plugin là mối đe dọa

7 cách bảo vệ bản thân trên mạng - 4
 

Cửa sổ tự động có nhiều màu sắc, hình dạng dễ khiến người dùng mắc bẫy mà nhấp vào. Trong khi hầu hết cửa số này chỉ chứa thông tin quảng cáo gây phiền nhiễu, một số thậm chí độc hại hơn.

Để không nhấp vào các liên kết này, hãy bật chế độ chặn các cửa sổ quảng cáo tự động. Bên cạnh đó, các plugin không được cập nhật cũng trở thành mục tiêu tấn công của hacker. Chúng có thể chứa các lỗ hổng bảo mật chưa được vá.

Mở cửa sổ ẩn danh để mở các đường link không mong muốn thay vì nhấn trực tiếp

Ảnh: Pixabay

Ảnh: Pixabay

Chế độ ẩn danh còn được gọi là chế độ duyệt web riêng tư. Tính năng này cho phép bạn duyệt thông tin mà không tiết lộ dữ liệu hoặc lịch sử. Và mở các liên kết không mong muốn ở chế độ ẩn danh là lựa chọn an toàn hơn, thay vì nhấp trực tiếp vào chúng.

Kiểm tra quyền của ứng dụng

Ảnh: Pixabay

Ảnh: Pixabay

Trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào trên điện thoại, hãy kiểm tra quyền mà ứng dụng đó yêu cầu, tránh để dữ liệu cá nhân bị xâm phạm. Mỗi ứng dụng có một danh sách quyền mà nó có thể yêu cầu truy cập trên điện thoại. Nếu bạn thấy điều gì kỳ quặc hoặc không cần thiết, hãy xem xét lại việc cài đặt ứng dụng.

Ý kiến bạn đọc