Công cụ AI chẩn đoán da liễu bằng hình ảnh

Làm đẹp Thứ 2, 24/05/2021 10:16:50 AM Theo Vnexpress

Công cụ Derm Assist được Google phát triển, có thể nhận biết 288 tính trạng làn da của người dùng, dự kiến ra mắt cuối năm nay.

"Gã khổng lồ công nghệ" cho biết có khoảng 10 tỷ lượt tìm kiếm các vấn đề về da, tóc và móng mỗi năm, nhưng chỉ tự chẩn đoán chính xác 13%. Theo đó, công ty dành ba năm để chuẩn bị cho công cụ AI có tên "Derm Assist". Phiên bản chạy thử nghiệm của công cụ AI chẩn đoán tình trạng làn da bằng hình ảnh sắp được ra mắt.

Công cụ này phát triển trên cơ sở bộ dữ liệu gồm 65.000 hình ảnh về các tình trạng da thường gặp, hàng triệu hình ảnh về các dấu hiệu làn da khỏe mạnh ở mọi sắc thái và tông màu.

Công cụ AI chẩn đoán da liễu bằng hình ảnh thường được Google ra mắt cuối năm nay. Ảnh: Google.
Công cụ AI chẩn đoán da liễu bằng hình ảnh thường được Google ra mắt cuối năm nay. Ảnh: Google


Người dùng đăng nhập vào tài khoản Google, sau đó tải hình ảnh về tình trạng bệnh của bản thân lên công cụ này. Ngoài hình ảnh, ứng dụng này cũng yêu cầu bệnh nhân trả lời các câu hỏi trực tuyến. Chức năng này dựa trên các công cụ của Google về phát hiện triệu chứng của một số bệnh ung thư và bệnh lao.

Derm Assist được đào tạo trên hơn 16.000 ca da liễu trong thực tế, có thể nhận biết 288 tình trạng da. Một số thông tin cung cấp cho người dùng được đánh giá bởi các bác sĩ da liễu. Nếu người dùng có bất kỳ triệu chứng đáng báo động nào, như khó thở, hệ thống cảnh báo người dùng đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Để giải quyết những lo ngại về quyền riêng tư về dữ liệu sức khỏe của người dùng, Google nhấn mạnh sẽ không sử dụng hình ảnh người dùng đã tải lên phục vụ quảng cáo, mà chỉ lưu hình ảnh trong bộ dữ liệu để đào tạo thêm thuật toán nếu người dùng cho phép.

Theo Google, công cụ này không thiết kế để thay thế cho việc chẩn đoán của bác sĩ và điều trị y tế. Bởi hiện không có ứng dụng trí tuệ nhân tạo nào được chấp thuận để thay thế hoàn toàn cho hình thức khám bệnh trực tiếp. Tập đoàn này đang làm việc với nhóm nghiên cứu Đại học Stanford để kiểm tra mức độ hoạt động của công cụ trong môi trường chăm sóc sức khỏe thực tế.

Ý kiến bạn đọc